Mục lục
Không ý thức bảo mật website đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chật vật” khi website bị hack.
Mọi chủ doanh nghiệp, nhân viên và kể cả một cá nhân bất kỳ đều cần thực hiện các hoạt động trực tuyến thông qua những website.
Để sở hữu một website mới cũng rất dễ dàng. Doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị thiết kế web hoặc tự tạo website bằng WordPress vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều công ty lớn và nhỏ đều chỉ tập trung vào bước tạo lập và tiến đến phát triển ngay, mà không có ý thức bảo mật website từ trước.
Thực tế, có cần thiết phải xây dựng ý thức bảo mật website hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay sau đây.
1/ Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là mục tiêu hấp dẫn của hacker vì thiếu ý thức bảo mật website
Tôi là doanh nghiệp nhỏ, website của tôi không có gì để hack cả!
Nhiều doanh nghiệp thường chủ quan rằng “Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không có thông tin quan trọng để bị hack” hay “Tin tặc sẽ thích tấn công các công ty lớn và nổi tiếng”.
Thực tế, hacker có xu hướng tấn công vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn bởi chính những tư tưởng đó.
Đừng đánh giá thấp giá trị website của mình!
Thực tế, trên một website luôn có rất nhiều thông tin hữu ích đối với tin tặc và cả những đối thủ cạnh tranh khác như: thông tin khách hàng, nội dung chiến lược quan trọng, thông tin thanh toán tín dụng, dữ liệu nội bộ công ty,…
Hơn nữa, website là phương tiện để mỗi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và tương tác online với khách hàng của mình. Website bị hack nghĩa là mọi hoạt động đều sẽ gián đoạn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng dễ bị hack nhất vì ý thức bảo mật website chưa cao
Hacker tấn công website của công ty tôi để làm gì?
Về cơ bản, hack một website giúp tin tặc:
- Chiếm quyền quản lý website
- Đánh cắp dữ liệu quan trọng
- Bán dữ liệu trái phép trên web đen
- Tống tiền doanh nghiệp bị hack
- Phá hoại danh tiếng của doanh nghiệp
- Sử dụng tài nguyên mạng “bừa bãi”
- Điều hướng trang lừa đảo người dùng
- ….
Tóm lại, hacker có thể tấn công một trang web để lấy mọi thông tin hữu ích, giành quyền kiểm soát và phá vỡ sự riêng tư của thông tin trên website, đồng thời dùng tất cả những nội dung có được để trục lợi cá nhân cho mình.
Có hàng ngàn website trên thị trường, hacker sẽ không biết đến website của tôi để hack.
Tư tưởng “Chắc không phải mình/ Chắc hacker chừa mình ra” thường sẽ khiến doanh nghiệp mất cảnh giác và lơ là trong việc xây dựng ý thức bảo mật website.
Thực tế, không nhất thiết hacker phải biết đến website của bạn hay xác định mục tiêu cụ thể là công ty của bạn để tấn công.
Các vụ tấn công mạng có thể diễn ra hàng loạt, dựa trên những đoạn code tự động để hack nhiều website cùng một lúc, những trang web bảo mật càng kém sẽ càng có nguy cơ bị tấn công và hack cũng dễ dàng hơn.
Tin tặc có thể chạy những đoạn hack ngẫu nhiên trên diện rộng và thu về những thông tin cần thiết, chứ không cần biết bạn là ai. Do đó, khả năng website của bạn có bị hack hay không thường được quyết định dựa trên việc bạn có ý thức bảo mật website và tiến hành bảo mật tốt hay không?
2/ Một website bị hack có thể khiến bạn tổn thất bao nhiêu?
Nhiều doanh nghiệp thường không lường trước được nguy cơ bị hack, những thiệt hại sẽ xảy ra cũng như ngân sách xử lý vấn đề nên đều rơi vào trạng thái “chật vật” một khi bị hack.
Hãy thử tưởng tượng xem, nếu website của bạn bị hack và liệt vào danh sách đen của Google, công ty của bạn sẽ:
- Mất toàn bộ thông tin quan trọng của doanh nghiệp
- Để lộ thông tin cá nhân của khách hàng
- Bị mất quyền quản lý website và có khả năng phải trả “tiền chuộc” để lấy lại thông tin và website từ hacker
- Tổn hại đến danh tiếng thương hiệu
- Đánh mất lòng tin của người dùng
- Giảm khách hàng, giảm doanh thu, giảm thị phần….
Tất cả đều là những hệ lụy có thể xảy ra khi bạn không bảo mật website đầy đủ.
Tổn thất hack website nếu nghiêm trọng hơn có thể khiến một công ty ngừng hoạt động hoàn toàn, do đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến vấn đề bảo mật website khi phát triển online.
3/ Thực trạng hack và ý thức bảo mật website ở Việt Nam
– Trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, chỉ riêng ở Việt Nam đã có hơn 2500 trang web, cổng thông tin điện tử với tên miền quốc gia bị tấn công.
– Hàng trăm ngàn máy tính bị nhiễm mã độc.
– Việt Nam đứng hạng 4/10 những quốc gia bị kiểm soát mạnh nhất trong mạng máy tính ma botnet (Bots Network – mạng lưới nhiều máy tính cá nhân được quản lý bởi một máy chủ điều khiển từ xa, có thể lây nhiễm mã độc, làm giảm hiệu suất hoạt động và đánh cắp dữ liệu trên các máy con đó).
– Hơn 1.845.000 địa chỉ IP nằm trong mạng máy tính ma.
– Không chỉ ở Việt Nam, có đến gần 90% website bị tấn công được xây dựng trên nền tảng WordPress trên toàn thế giới.
– Trong số những vụ hack website gần đây, 43% cuộc tấn công mạng vẫn đang nhắm vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà có đến gần 74% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã/đang bị hack.
– Có đến 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã “sụp đổ” trong vòng 6 tháng sau khi website bị hack.
Doanh nghiệp của bạn có thể đã lọt vào một cuộc tấn công mạng hoặc nằm trong diện tấn công của một tin tặc nào đó mà bạn không hề hay biết bởi vì hacker sẽ không chừa một ai, vấn đề mấu chốt còn lại chính là liệu hacker có hack được website của bạn hay không mà thôi. Do đó, có ý thức bảo mật website là vô cùng thiết yếu mà mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng và chú trọng thực hiện.
4/ Những lỗ hổng bảo mật website thường gặp
– Công cụ miễn phí và tự động: 72.3% lượng cài đặt WordPress đều có khả năng ảnh hưởng đến bảo mật do nguy cơ nhiễm mã độc từ các công cụ này
– Mật khẩu yếu: 81% các vụ hack website đều dùng phương thức hack mật khẩu – đối với các tài khoản đã để lộ mật khẩu hoặc đặt mật khẩu bảo mật WordPress ở mức yếu
– Tấn công brute force và phần mềm độc hại: Nếu website của bạn không có khả năng ngăn ngừa các cuộc tấn công mật khẩu và malware, bạn đang gặp đến 70% vấn đề về bảo mật website
– Tấn công XSS: 84% cuộc tấn công xảy ra do không kiểm soát lỗi câu lệnh chéo trang XSS.
– Nền tảng hosting: 41% website bị hack do nền tảng bảo mật của hosting còn kém
Mỗi cách thức tấn công mạnh đều nhằm vào những lỗ hổng khác nhau, từ đó mức ảnh hưởng và tổn thất cũng khác nhau, bạn nên tìm hiểu mức độ tổn thất và cách xử lý từng lỗi bảo mật website để bảo vệ website một cách tốt nhất.
Ngoài ra, WordPress hỗ trợ gần 30% website trên thế giới nhưng WordPress là một mã nguồn mở và thường miễn phí, do đó, cũng là một trong những website dễ bị tấn công nhất vì nhiều lỗ hổng bảo mật khác nhau.
Từ những lý do trên đây, Tadu muốn nhấn mạnh một lần nữa: ý thức bảo mật website, đặc biệt là bảo mật WordPress là yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều cần phải quan tâm.
5/ Làm sao nhận biết website đã bị hack?
Mỗi trường hợp tấn công mạng đều có thể để lại những dấu hiệu khác nhau, ví dụ như:
- Bạn truy cập địa chỉ website của công ty mình nhưng lại bị điều hướng đến một website khác bất kỳ
- Một ngày đẹp trời, website thuộc top Google search của bạn lại chỉ hiển thị tiếng Nhật, tiếng Trung,…
- Website tự động đăng những nội dung lạ, xuất hiện đoạn mã lạ hoặc mất một số nội dung khác
- Website bị thay đổi giao diện trên đúng địa chỉ, hoặc đúng giao diện trên một địa chỉ hoàn toàn khác
- Google cảnh báo mã độc, website không an toàn hay bị liệt vào blacklist
- Facebook và Chrome không cho chạy Ads có link về website
- Hay đơn giản, bạn truy cập website của công ty và chỉ thấy một màn hình trắng xóa
- …
6/ Xây dựng ý thức bảo mật website và hành động hiệu quả
Một thực tế đáng buồn là nhiều doanh nghiệp chỉ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo mật website khi và chỉ khi website của họ đã bị hack.
Tại sao phải chờ đến lúc tiêu tốn chi phí “khủng” để “cứu” website bị hack khi bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hacker tấn công một cách đơn giản ngay từ những bước đầu tiên?
Bảo mật website có rất nhiều phương pháp để thực hiện, một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
- Cập nhật phần mềm, WordPress, plugin, theme,…
- Kiểm tra và vá các lỗ hổng bảo mật
- Chứng thực SSL cho website
- Sử dụng mật khẩu mạnh
- ….
Ý thức bảo mật website là vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Hãy áp dụng theo hướng dẫn chi tiết các cách bảo mật website hiệu quả của Tadu để doanh nghiệp phòng tránh được các nguy cơ bị tấn công.
Bên cạnh đó, nếu website của công ty được xây dựng trên nền tảng WordPress thì ngoài những cách trên, bạn có thể áp dụng thêm một số thủ thuật bảo mật WordPress sâu hơn để ngăn chặn hacker tấn công. Hướng dẫn bảo mật WordPress toàn diện của Tadu sẽ giúp bạn biết cách bảo mật trên dashboard, database, host,… đơn giản và hiệu quả nhất.
Ý thức bảo mật website luôn phải xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Để nhanh chóng cập nhật những lỗ hổng bảo mật cũng như cách bảo mật website mới và tốt nhất, hãy đăng ký để Tadu thông tin đến bạn sớm nhất có thể nhé!
Từ những thông tin trên đây, bạn hẳn đã biết được một website bị hack có thể gây ra những nguy hại gì cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thấu hiểu được những khó khăn đó, Tadu đã phát triển dịch vụ lưu trữ web chất lượng với những lợi ích duy nhất chỉ có tại Tadu. Nếu website của bạn được host bởi Tadu, bạn có thể yên tâm vì:
- Chúng tôi cung cấp đội ngũ kỹ thuật 24/7 cho bạn
- Đem đến dịch vụ hosting an toàn, chống hack 80-90%
- Tadu sẽ sao lưu dữ liệu định kỳ để bạn restore bất cứ lúc nào mà không lo ảnh hưởng đến các website khác trong cùng 1 VPS
- Giúp bạn yên tâm phát triển online, tăng doanh thu, tăng sự tin tưởng ở khách hàng, tăng uy tín thương hiệu một cách thuận lợi nhất.